Tuần đầu tiên của tháng luôn mang đến những dữ liệu quan trọng bậc nhất. Tuần này sẽ bắt đầu với các dữ liệu PMI, sau đó là báo cáo quan trọng Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ.
Các quyết định về lãi suất từ Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) và Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) cũng rất đáng quan tâm. Các ngân hàng trung ương này đang tìm cách chống đỡ những bất ổn gần đây trên các thị trường tài chính. Tại Mỹ Latinh, tiêu điểm sẽ là dữ liệu lạm phát.
Theo dõi:
- Bắc Mỹ – Bảng lương phi nông nghiệp và các khảo sát ISM cùng số liệu thất nghiệp của Canada
- Châu Âu – Số liệu PMI cuối và Doanh số bán lẻ của Khu vực đồng Euro
- Châu Á – Lãi suất của RBA và RBNZ
- Mỹ Latinh – Số liệu lạm phát CPI của Colombia, Mexico và Chile
Bắc Mỹ
Lưu ý: Cột Dự báo là số liệu đồng thuận mới nhất hiện có
Đô la Mỹ (USD)
Với biến động gia tăng mạnh mẽ trên các thị trường trái phiếu và forex chính, dự báo hướng của giá hiện là một việc rất khó khăn. Về cơ bản, đồng Đô la Mỹ vẫn đang duy trì sức mạnh. Các biến động ngắn hạn và khả năng đóng các vị thế quá mua là một rủi ro ngắn hạn đối với đà tăng của đồng tiền này. Tuy nhiên, chúng ta nên tiếp tục tìm kiếm những đợt suy yếu ngắn hạn của đồng USD vì đó có thể là cơ hội mua.
Các khảo sát tuần này từ ISM và Bảng lương phi nông nghiệp sẽ là những sự kiện tiềm ẩn rủi ro chính. Vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sự chặt chẽ của thị trường lao động Mỹ bắt đầu thuyên giảm. Các nhà phân tích dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm hơn 200.000 việc làm, mức tăng tiền lương sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao hơn 5% và tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp 3,7%. Những con số này sẽ thúc đẩy Fed tiếp tục thắt chặt lãi suất.
Đô la Canada (CAD)
Tâm lý ham muốn rủi ro tiêu cực đã ảnh hưởng đáng kể đến những đồng tiền hàng hóa. Đồng CAD đã biến động theo sự dao động mạnh của tâm lý ham muốn rủi ro bao trùm các thị trường lớn trong tuần qua. Nếu tâm lý có thể ổn định và cải thiện thì các vị thế CAD có khả năng phục hồi trong ngắn hạn. Giá dầu tiếp tục hồi tăng cũng là một yếu tố hỗ trợ.
- USD/CAD – Cặp tiền đã dao động với độ biến động gia tăng trong tuần qua. Với động lực tăng được duy trì, một cú hồi trong ngắn hạn có khả năng sẽ xuất hiện. Giá phản ứng thế nào với mức hỗ trợ ngắn hạn 1,3600 sẽ là yếu tố quyết định trong tuần này. Nếu phá vỡ một cách dứt khoát, giá có thể sẽ hướng đến mức 1,3350. Vùng kháng cự quan trọng hiện tại là 1,3830.
Hàng hóa
Cú hồi kỹ thuật trong ngắn hạn của kim loại quý và dầu đã đưa giá hàng hóa đến điểm xoay quan trọng trong tuần này. Nếu lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, điều đó sẽ thúc đẩy đà tăng giá ngắn hạn của các kim loại quý như vàng và bạc. Tuy nhiên, nếu nỗi lo lạm phát và thắt chặt chính sách tiền tệ xuất hiện trở lại, lợi tức cao sẽ làm suy yếu đà tăng giá của kim loại. Đã có nhà phân tích cho rằng OPEC+ có thể cắt giảm đáng kể sản lượng sản xuất để bù lại sự giảm giá. Nếu các bộ trưởng OPEC+ thể hiện quan điểm này, giá dầu có thể sẽ có một đợt phục hồi mạnh.
- Dầu thô Brent – Giá phá vỡ dứt khoát lên trên mức $90 sẽ mở đường cho đợt phục hồi kỹ thuật ngắn hạn để tiến vào khu vực kháng cự trung hạn giữa $93,25/$96,60. Giá cũng sẽ kiểm định lại xu hướng giảm kéo dài gần 4 tháng. Chúng tôi vẫn thiên về việc tìm kiếm cơ hội bán dựa trên những đợt tăng giá bất thành.
- Vàng – Vùng kháng cự $1680/$1697 là vùng kiểm định quan trọng tiếp theo và thị trường đã phục hồi trong ngắn hạn. Chúng tôi thiên về việc tìm kiếm cơ hội bán; tuy nhiên, nếu giá có thể quay lại trên mức $1697, đà hồi phục có thể sẽ tiếp diễn.
- Bạc – Khi sự phục hồi từ cú giảm sâu tiếp diễn, giá tuần này nhiều khả năng sẽ kiểm định lại xu hướng giảm bắt đầu từ 5 tháng trước. Chúng tôi vẫn cho rằng sự hồi tăng ngắn hạn về vùng kháng cự là cơ hội bán, nhưng sẽ chờ xem giá diễn biến như thế nào trước. Kháng cự tại $20,00 vẫn là rào cản chính.
Phố Wall
Với sự thiếu vắng thông tin từ các công ty, Phố Wall vẫn phụ thuộc vào tâm lý thị trường chung và sau đó là thị trường trái phiếu. Nếu lợi tức trái phiếu tiếp tục tăng, điều đó tiếp tục cho thấy tâm lý lo ngại về định hướng thắt chặt lãi suất của ngân hàng trung ương và rủi ro suy thoái. Đây là một lực cản đối với thị trường chứng khoán. Các chỉ số chứng khoán Phố Wall đang tiệm cận khu vực quá bán và một cú hồi kỹ thuật có thể xuất hiện. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn coi những đợt phục hồi là cơ hội để bán.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 – các đợt sóng hồi vẫn đang gặp khó trong việc đi lên. Tuy nhiên, vùng hỗ trợ 3613/3639 càng được giữ chắc thì khả năng phục hồi ngắn hạn sẽ càng cao hơn. Giá vượt dứt khoát lên trên mức 3750 sẽ mở đường cho đà tiến đến vùng kháng cự quanh 3885.
- Hợp đồng tương lai NASDAQ 100 – mức hỗ trợ 11070 (đáy tháng 6) vẫn tồn tại, nhưng phe mua đang gặp khó khăn trong việc kéo giá tăng lên. Tuy nhiên, nếu giá vượt lên trên 11610, điều đó sẽ mở đường cho một đợt phục hồi cao hơn. Mức hỗ trợ gần nhất 11070, sau đó là 10655.
- Hợp đồng tương lai Dow – vùng hỗ trợ 29635 (đáy tháng 6) đã bị thủng. Tuy nhiên, việc giá tích lũy trong biên độ hẹp trên mức 28880 báo hiệu giá có thể sẽ có một pha hồi tăng kỹ thuật từ vùng quá bán trong ngắn hạn. Phản ứng của giá với vùng kháng cự 29880 sẽ là sự kiện cần theo dõi trong tuần này.
Châu Á:
Lưu ý: Cột Dự báo là số liệu đồng thuận mới nhất hiện có
Yên Nhật (JPY)
Đồng JPY đã chịu áp lực giảm trong vài tháng qua do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì quan điểm ôn hòa. Tuy nhiên, với sự biến động lớn của thị trường trái phiếu hiện tại, các nhà giao dịch không còn quá quan tâm đến chênh lệch lãi suất mà thiên về việc trú ẩn an toàn. Điều này thúc đẩy sự phục hồi của đồng JPY. Nếu điều này tiếp diễn trong tuần này, JPY sẽ tiếp tục tăng giá. Nếu tâm lý ham muốn rủi ro cải thiện và biến động giảm xuống, chúng tôi cho rằng JPY sẽ lại giảm.
- USD/JPY – thị trường đã biến động từ sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản, nhưng vùng kháng cự 144,90/145,90 hiện vẫn rất chắc chắn. Nếu vùng kháng cự này tiếp tục đứng vững trong tuần này, khả năng giá giảm về vùng hỗ trợ 141,60 sẽ gia tăng.
- AUD/JPY – Cặp tiền này đã tiếp tục biến động trong phạm vi hẹp trong tuần qua. Tâm lý ham muốn rủi ro tích cực hơn sẽ hỗ trợ giá tăng, nhưng giá sẽ phải đối mặt với vùng kháng cự 94,00/94,20. Việc giá đóng cửa trên vùng này sẽ giúp cặp tiền phục hồi về vùng 95,30/95,70.
Đô la Úc (AUD)
Do luồng tâm lý e ngại rủi ro, đồng AUD đang chịu áp lực giảm đáng kể. Tiêu điểm tuần này là cuộc họp của RBA với kỳ vọng cơ quan này sẽ thực hiện thêm một đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản. RBA đã bắt đầu có thái độ diều hâu trong thời gian gần đây và xu hướng tiếp diễn như thế nào sẽ rất thú vị, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất ổn.
- AUD/USD – Giá vượt kháng cự 0,6530 sẽ mở đường cho một đợt phục hồi. Giá sau đó có thể tiến đến vùng kháng cự 0,6670/0,6770. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thiên về việc sử dụng cú hồi ngắn hạn làm cơ hội bán.
Đô la New Zealand (NZD)
Cùng với AUD, đồng Kiwi cũng tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực khi bị coi là một đồng tiền có rủi ro cao. Việc RBNZ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên mức 3,50% sẽ hỗ trợ cho NZD trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, môi trường giao dịch hiện nay không như vậy và các nhà giao dịch sẽ nghĩ về việc RBNZ sẽ tăng lãi suất thêm bao nhiêu. Bất kỳ động thái ôn hòa nào cũng sẽ gây bất lợi cho đồng NZD.
NZD/USD – Một đợt hồi tăng ngắn hạn có thể sẽ diễn ra. Có rất nhiều vị thế quá bán (từ tín hiệu của chỉ báo RSI) cần được đóng. Việc đóng cửa trên mức 0,5755 sẽ mở đường cho giá phục hồi về vùng 0,5870/0,5930.
Tài liệu này chỉ nhằm mục đích thông tin chung và không nhằm mục đích (và không nên được coi là) tư vấn về tài chính, đầu tư hoặc các tư vấn khác về việc dựa vào đó. INFINOX không được phép cung cấp tư vấn đầu tư. Không có ý kiến nào được đưa ra trong tài liệu này cấu thành khuyến nghị bởi INFINOX hoặc tác giả rằng bất kỳ khoản đầu tư, sự an toàn, giao dịch hoặc chiến lược đầu tư cụ thể nào phù hợp cho bất kỳ người cụ thể nào.