Giới thiệu

Sau một loạt các dữ liệu quan trọng được công bố trước kỳ nghỉ Lễ Phục sinh, lịch kinh tế tuần này có vẻ bình lặng hơn. Tuy nhiên, các dữ liệu PMI sơ bộ tương lai của những nền kinh tế lớn vẫn rất đáng chú ý; chúng sẽ cho chúng ta góc nhìn sâu hơn về xu hướng tăng trưởng kinh tế khi bước vào quý II. Bên cạnh đó, dữ liệu lạm phát của các nền kinh tế lớn cũng là những thông tin cần theo dõi.

Theo dõi:

  • Bắc Mỹ – Dữ liệu nhà ở Mỹ, CPI Canada và PMI sơ bộ Mỹ.
  • Châu Âu & Châu Á – Lãi suất của PBoC, lạm phát của New Zealand, Nhật Bản và Khu vực đồng Euro, PMI sơ bộ của Nhật, Úc, Khu vực đồng Euro và Anh.

 

Dữ liệu Bắc Mỹ:

Lạm phát đang là vấn đề ngày càng lớn đối với Ngân hàng Canada (mặc dù họ không đơn độc). Cập nhật chính sách tiền tệ mới nhất của ngân hàng trung ương này bao gồm một “bản điều chỉnh tăng đáng kể” đối với nguy cơ lạm phát khi CPI Canada dự báo đạt mức trung bình 6% trong nửa đầu 2022. Lạm phát khả năng sẽ tiếp tục tăng trong tháng 3 lên mức 5,9% (từ 5,7%) và cùng với xu hướng lạm phát vượt xa kỳ vọng trên khắp thế giới, con số này có nguy cơ gia tăng.

PMI sơ bộ là chỉ báo quan trọng khi nhận định tương lai của nền kinh tế. Với lạm phát gia tăng và nỗi sợ về cuộc chiến tại Ukraine ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, PMI có nguy cơ giảm sâu hơn trong Q2. Điều này sẽ được phản ánh bởi PMI hỗn hợp sơ bộ của Mỹ khi chỉ số này được dự báo giảm về 57,0 trong tháng 4. Điều này phần nào cho chúng ta dự báo về triển vọng GDP trong Q2, ngay cả khi nó có thể thấp hơn mức ước tính đồng thuận khoảng 1,8%/năm của Q1.

Phản ứng của thị trường:

  • Dữ liệu nhà ở khả năng sẽ không ảnh hưởng đến đồng USD quá nhiều, nhưng chỉ số PMI sơ bộ thì lại có thể. Số liệu thấp bất ngờ sẽ là tín hiệu tiêu cực và tạo sức ép lên đồng USD (ít nhất là ban đầu trước khi dòng tiền trú ẩn an toàn tham gia).
  • CAD sẽ được hỗ trợ nếu lạm phát cao hơn dự báo.

 

Châu Âu & Châu Á:

  • Lãi suất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Thứ Tư 20/4, 02:15 BST) Dự kiến không có thay đổi đối với Lãi suất cho vay cơ bản 1 năm (3,7%).
  • Sản xuất công nghiệp của Khu vực đồng Euro (Thứ Tư 20/4, 10:00 BST) Sản xuất công nghiệp tháng 2 được dự báo tăng thêm +0,8% so với cùng kỳ tháng trước (sau khi tăng trưởng bằng 0 trong tháng 1, điều này sẽ cải thiện tăng trưởng theo năm lên con số dương ở mức +0,8% (t -1,3% ).
  • CPI của New Zealand (Thứ Tư 20/4, 23:45 BST) Lạm phát Q1 dự báo sẽ tăng lên 2,0% (từ 1,4% trong Q4/2021), tương đương mức lạm phát tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước (từ 5,9%).
  • Lạm phát của Khu vực đồng Euro - cuối cùng (Thứ Năm 21/4, 10:00 BST) Số liệu lạm phát cuối cùng dự kiến sẽ không thay đổi so với số liệu sơ bộ của tháng 3, cụ thể là 7,5% đối với CPI toàn phần và 3,0% đối với lạm phát lõi.
  • PMI sơ bộ của Úc (Thứ Sáu 22/4, 00:00 BST) Cả PMI sản xuất và dịch vụ đều được dự báo sẽ giảm nhẹ, kéo PMI hỗn hợp của tháng 4 xuống còn 54,3 (từ 55,1 trong tháng 3).
  • CPI Nhật Bản (Thứ Sáu 22/4, 00:30 BST) Lạm phát lõi dự báo sẽ tăng thêm +0,8% trong tháng 3 (từ +0,6% trong tháng 3).
  • PMI sơ bộ của Nhật Bản (Thứ Sáu 22/4, 01:30 BST) Các nhà phân tích đang nghiêng về việc PMI hỗn hợp sẽ giảm nhẹ về 48,6 trong tháng 4 (từ 49,3).
  • Doanh số bán lẻ của Anh (Thứ Sáu 22/4, 07:00 BST) Doanh số lõi (ngoại trừ nhiên liệu) dự báo tăng +0,4% trong tháng 3 (-0,7% trong tháng 2) nhưng doanh số so với cùng kỳ năm trước sẽ giảm về mức +1,6% (từ 4,6% trong tháng 2).
  • PMI sơ bộ của Khu vực đồng Euro (Thứ Sáu 22/4, 09:00 BST) Các nhà phân tích đang nghiêng về sự suy giảm nhẹ trong tháng 4 đối với cả PMI sản xuất (giảm từ 56,5 về 56,2) và dịch vụ (giảm từ 55,6 về 55,0). Điều này sẽ kéo PMI hỗn hợp về còn 54,2 trong tháng 4 (từ 54,9 trong tháng 3).
  • PMI sơ bộ của Anh (Thứ Sáu 22/4, 09:30 BST) Dự báo tháng 4 sẽ có suy giảm nhẹ đối với cả PMI sản xuất (giảm từ 55,2 về 54,8) và dịch vụ (giảm từ 62,6 về 62,1). PMI hỗn hợp dự báo giảm còn 59,6 trong tháng 4 (từ 60,9).

Dữ liệu lạm phát của New Zealand, Nhật Bản và Khu vực đồng Euro cũng sẽ xác nhận việc giá cả tiếp tục gia tăng và đây là vấn đề ngày càng lớn đối với các ngân hàng trung ương. Lạm phát toàn phần của New Zealand tăng lên hơn 7% (từ 5,9% ba tháng trước) sẽ làm dấy lên những cuộc thảo luận về “giải pháp ít phải hối tiếc nhất” mà Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã đề cập trong tuần trước. Số liệu tăng bất ngờ sẽ là cơ sở cho những cuộc thảo luận về việc tăng lãi suất mạnh mẽ hơn. Lạm phát của Khu vực đồng Euro chỉ là số liệu cuối cùng khi những số liệu sơ bộ đã thể hiện sự gia tăng trong vài tuần trước. Hơn nữa, ECB tuần trước đã xác nhận kế hoạch bình thường hóa chính sách tiền tệ một cách từ tốn của họ. Đối với các nhà giao dịch USD/JPY, rất đáng theo dõi lợi tức trái phiếu Nhật Bản để biết phản ứng của thị trường và ảnh hưởng của nó đến cặp tiền này nếu CPI lõi của Nhật tiếp tục tăng.

Xu hướng chung của PMI trong tháng trước đều nghiêng về hướng bi quan. Sự suy giảm PMI đã không nhiều như kỳ vọng. Tuy nhiên, vì lạm phát tiếp tục gia tăng và các vấn đề về chuỗi cung ứng cản trở sản xuất và các đơn hàng mới, PMI sơ bộ sẽ lại đối mặt với rủi ro giảm. PMI hỗn hợp của Khu vực đồng Euro có lẽ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi điều này nhất.

Phản ứng của thị trường:

  • Đồng EUR sẽ cần điều chỉnh tăng đáng kể trước dữ liệu lạm phát để có thể có mức tăng cao hơn, trong khi rủi ro giảm của PMI sẽ tạo áp lực lên đồng Euro.
  • Đà tăng của NZD sẽ được tiếp nhiên liệu nếu số liệu lạm phát của New Zealand tăng một cách bất ngờ.
  • Những số liệu tiêu cực bất ngờ của Doanh số bán lẻ Anh hoặc PMI sẽ khiến GBP mất giá.

 

 Tài liệu này chỉ nhằm mục đích thông tin chung và không nhằm mục đích (và không nên được coi là) tư vấn về tài chính, đầu tư hoặc các tư vấn khác về việc dựa vào đó. INFINOX không được phép cung cấp tư vấn đầu tư. Không có ý kiến nào được đưa ra trong tài liệu này cấu thành khuyến nghị bởi INFINOX hoặc tác giả rằng bất kỳ khoản đầu tư, sự an toàn, giao dịch hoặc chiến lược đầu tư cụ thể nào phù hợp cho bất kỳ người cụ thể nào.